Lỗi màn hình xanh win 10 không phải là lỗi hiếm gặp trên máy tính. Lỗi này có thể xảy ra với mọi chiếc máy do có liên quan đến phần cứng hoặc driver của máy tính. Vậy hiểu thế nào cho đúng về lỗi màn hình xanh win 10? Cách sửa lỗi màn hình xanh win 10 thế nào? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề trên.
Xem thêm:
Tải ngay phần mềm tự động tìm driver chưa có, lỗi thời, cài đặt và update driver Tại đây
Xem thêm video Hướng dẫn tại đây:
[wpcc-iframe loading=”lazy” title=”Lỗi màn hình xanh win 10 cực GẮT – Automatic Repair” width=”800″ height=”450″ src=”about:blank” frameborder=”0″ allow=”accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture” allowfullscreen data-rocket-lazyload=”fitvidscompatible” data-lazy-src=”https://www.youtube.com/embed/ExK4iix5WOk?feature=oembed”][wpcc-iframe title=”Lỗi màn hình xanh win 10 cực GẮT – Automatic Repair” width=”800″ height=”450″ src=”https://www.youtube.com/embed/ExK4iix5WOk?feature=oembed” frameborder=”0″ allow=”accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture” allowfullscreen]
Lỗi màn hình xanh Windows 10 là gì?
Lỗi màn hình xanh win 10 – Blue Screen Of Death, là một lỗi liên quan đến phần cứng hay driver của máy tính. Lỗi này sẽ xuất hiện khi windows phát hiện có sự cố trong bộ nhớ hệ thống hoặc driver khiến nó tự gặp sự cố và không thể tự phục hồi hay sửa chữa. Lỗi này cho biết windows của bạn đang gặp vấn đề nghiêm trọng, khiến máy tính không thể hoạt động hiệu quả và cần phải xử lý ngay.
Bạn sẽ gặp lỗi này khi đang sử dụng một phần mềm phiên bản cũ hoặc driver/phần cứng bị lỗi. Một số nguyên nhân thường gặp gây ra lỗi này là: driver không tương thích, hỏng tệp hệ thống, xung đột phần mềm, card đồ họa hỏng, ổ cứng máy tính có vấn đề,….
Sửa lỗi màn hình xanh (Blue Screen) trên Windows 10
Ngắt kết nối với những phần cứng không quan trọng
Đầu tiên, hay loại bỏ các thiết bị bên ngoài đang kết nối với máy tính rồi thử khởi động lại windows bằng cách thông thường để kiểm tra. Nếu máy khởi động bình thường và không có lỗi BSOD thì có thể nguyên nhân đến từ một trong các thiết bị bạn kết nối. Để tìm xem thiết bị nào gây sự cố thì bạn có thể cắm thử từng thiết bị để kiểm tra.
Bật chế độ tự động sửa lỗi – Startup repair
Nếu gặp lỗi BSOD thường xuyên khi khởi động, đồng thời máy cũng không cho phép khởi động win 10 ở chế độ safe mode thì bạn cần thực hiện startup repair. Chế độ này sẽ giúp máy tự chuẩn đoán, khắc phục lỗi nếu bắt gặp bất kỳ chương trình khởi động nào gây nên sự cố. Để thực hiện, bạn làm như sau:
- B1: khởi động hệ thống từ các thiết bị boot windows 10. Nếu không có thì cần tạo USB boot windows 10.
- B2: bấm phím del truy cập vào thiết bị BIOS
- B3: thay đổi cấu hình boot từ các thiết bị gắn ngoài.
- B4: nhấn F10 để save. Sau đó nhấn phím bất kỳ nào để khởi động lại windows từ phương tiện cài đặt.
- B5: đặt lại Language Preference > chọn next > Repair Your Computer.
- B6: thông báo tiếp theo hiện ra, chọn Troubleshoot -> Advanced options > Startup Repair.
Các thông báo sau đây sẽ phân tích lỗi cài đặt, tùy chọn cấu hình và các file hệ thống khác nhau, gồm:
- Driver không tìm thấy/bị hỏng/ không tương thích.
- Thiếu/Hỏng các file hệ thống.
- Cài đặt cấu hình khởi động bị thiếu/hỏng.
- Bị hỏng Registry Settings.
- Dữ liệu ổ đĩa bị hỏng
- Bản cập nhật có vấn đề.
Khi đã sửa chữa xong thì windows sẽ khởi động lại và hoạt động bình thường.
Bật chế độ Safe Mode Windows 10
Nếu bạn sửa chữa không thành công và xuất hiện thông báo lỗi Startup Repair Couldn’t Repair Your PC như hình dưới đây.
Lúc này bạn điều hướng tùy chọn theo hướng dẫn sau: Advanced options -> Troubleshoot -> Advanced options -> Startup Settings -> Click on Restart -> Nhấn F4 để truy cập vào chế độ Safe Mode và F5 để đăng nhập Safe Mode With Networking.
Thực hiện hoàn tác quá trình cập nhật driver, phần mềm
Lúc này bạn đã đăng nhập thành công vào windows 10 ở chế độ safe mode/normal. Nếu gần đây bạn có thêm phần cứng vào hệ thống máy tính thì giờ cần xóa bỏ chúng đi. Sau đó chờ xem sự cố đã được khắc phục chưa bởi các phần cứng này có thể khoogn tương thích với hệ điều hành của bạn hay xung đột với các chương trình đã cài trước đó.
Hoặc nếu bạn mới cài thêm 1 vài ứng dụng/phần mềm trên máy tính thì cũng hãy gỡ bỏ chúng. Có thể thao tác nhanh như sau:
- Mở Control Panel > Programs and Features.
- Chọn các ứng dụng được thêm mới gần đây, click Uninstall.
Vô hiệu hóa tính năng khởi động nhanh
Khởi động nhanh là tính năng giúp giảm thời gian khởi động, làm windows hoạt động nhanh hơn. Tuy nhiên, tính năng này thỉnh thoảng cũng sẽ gây nên những lỗi khác nhau. Do đó, để chặn lỗi BSOD thì bạn hãy tắt tính năng này đi. Cách thực hiện sau:
- Mở Control panel > chọn Power options > chọn Choose What the Power Buttons Do
- Sau đó chọn Change settings that are Currently Unavailable, tại đây thì bỏ tùy chọn Turn on Fast Startup (recommended).
- Sau cùng nhấn save > OK để tắt tính năng khởi động nhanh.
Kiểm tra virus máy tính và phần mềm độc hại
Một nguyên nhân khác khiến máy của bạn bị lỗi BSOD là do dữ liệu bị hỏng bởi một số phần mềm độc hại. Để khắc phục, bạn nên dùng các phần mềm diệt virus để kiểm tra toàn bộ máy tính của mình. Hoặc dùng phần mềm mặc định của win 10 là Windows Defender để khắc phục sự cố này.
Cài đặt lại Driver thiết bị
Các chương trình điều khiển thiết bị cài đặt không đúng hay bị lỗi cũng có thể gây sự cố hệ thống. Bạn nên tải các driver mới nhất từ trang web chính thức của hãng máy tính và cài đặt sẽ giúp giải quyết lỗi BSOD liên quan đến driver.
Ngoài ra, lỗi này cũng có thể do bạn cập nhật driver mới cho máy tính. Lúc này bạn hãy chọn rollback driver để khôi phục lại bản cũ để có thể sử dụng bình thường.
Cập nhật card màn hình (Display Driver)
- Ấn tổ hợp phím Windows+X > chọn device manager.
- Nhấp chuột phải vào Installed Display/Graphics driver > chọn Update.
- Sau đó làm theo hướng dẫn trên màn hình để cho phép windows tìm kiếm, cài đặt driver mới nhất trên máy bạn.
Cài lại Driver
Bạn cần truy cập vào trang web của nhà sản xuất và download bản driver mới nhất để cập nhật cho máy tính. Sau đó mở, Device manager lên > nhấp chuột phải vào display driver, chọn Uninsstall > OK. Tại lần khởi động tiếp theo thì hãy cài những bản driver mới nhất bạn đã tải từ web của nhà sản xuất về.
Roll Back Driver
Để thực hiện rollback driver bạn làm như sau:
- Mở Device Manager, kích đúp chuột vào Installed Graphics Driver
- Chọn Properties > chuyển đến tab driver > nhấp chuột vào rollback driver và làm theo hướng dẫn trên màn hình. Thao tác này sẽ giúp back lại phiên bản driver gần nhất
- Cuối cùng là khởi động lại máy và kiểm tra xem lỗi BSOD còn xuất hiện không.
Sửa chữa các file hệ thống Windows (chạy tiện ích SFC)
Trên win 10 sẽ có tiện ích SFC giúp quét và phát hiện sự cố do lỗi file hệ thống bị thiếu hay hỏng. Đồng thời tiện ích này cũng sẽ giúp khắc phục, sửa chữa lỗi khi phát hiện. Do đó, bạn nên chạy tiện ích này để kiểm tra lỗi máy trong quá trình sử dụng.
Để chạy ứng dụng, mở Command Prompt với quyền Administrator. Sau đó gõ lệnh sfc /scannow rồi ấn Enter để khởi động tiện ích. SFC sẽ quét các tệp hệ thống, khi thấy có lỗi thì nó khôi phục lại từ thư mục đặc biệt trên %WinDir%System32dllcache. Khi hoàn tất quét 100% thì windows sẽ tự khởi động lại.
Kiểm tra lỗi ổ đĩa
Nếu ổ cứng gặp một số lỗi như Bad Sector hoặc Disk error thì có thể sẽ gây ra lỗi BSOD cho máy. Do đó, bạn nên chạy lệnh CHKDSK và thêm một số thông số bổ sung để buộc CHKDSK sửa lỗi ổ đĩa.
- Mở Command Prompt với quyền admin
- Gõ lệnh CHKDSK C: /F /R /X và ấn Enter
- Nhấn phím Y để đặt lịch chạy lệnh CHKDSK ở lần khởi động tiếp theo
Trên đây là ví dụ chạy lệnh CHKDSK. Trong đó: C: Là ký tự ổ đĩa cài đặt hệ điều hành. Tham số /F sửa lỗi ổ đĩa. /R xác định vị trí của các Bad Sector & khôi phục những thông tin có thể đọc được và /X buộc âm lượng phải hủy trước nếu cảm thấy cần thiết.
Lúc này hãy đóng Command Prompt và khởi động lại máy. Đây là quá trình quét, sửa các lỗi của disk driver errors. Đợi quá trình này hoàn tất 100% thì máy sẽ tự động restart và hoạt động bình thường.
Chạy công cụ Memory Diagnostic Tool
Công cụ này chuyên để kiểm tra các lỗi bộ nhớ. Bạn nên chạy Memory Diagnostic Tool để đảm bảo các sự cố liên quan đến vấn đề này không khiến lỗi BSOD xuất hiện.
Cách phòng tránh lỗi màn hình xanh Windows 10
- Update windows thường xuyên, đảm bảo các driver được cập nhật bản mới nhất.
- Tắt máy đúng cách, không shutdown đột ngột như rút nguồn, nhấn nút power.
- Tránh cài đặt một số phần mềm như Crack, Activators, Nulled games…
- Luôn dùng phiên bản mới nhất cho giao diện công cụ quản lý intel và update phần mềm liên tục.
- Sử dụng các chương trình chống phân mảnh ổ cứng và dọn dẹp file rác thường xuyên
Trên đây là một số cách sửa lỗi màn hình xanh win 10 thông dụng nhất chúng tôi muốn chia sẻ. Hy vọng các thông tin trong bài viết sẽ hữu ích với bạn.