Ngày nay, với nhu cầu làm việc online ngày càng tăng cao, máy tính laptop đã trở thành công cụ quen thuộc với nhiều người. Chúng ta thường xuyên phải sử dụng máy tính liên tục trong nhiều giờ để xử lý công việc điều đó làm máy tính thường xuyên bị nóng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ máy nên làm cho nhiều bạn khá lo lắng. Vậy nhiệt độ CPU bao nhiêu là tốt? Hãy cùng nhau đọc ngay bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời và cách giải quyết nhé!
CPU của máy tính là gì?
Hằng ngày, chúng ta được nghe khá nhiều về CPU của laptop, vậy CPU là gì? CPU hay còn gọi là bộ xử lý trung tâm (Central Processing Unit) là một bo mạch điện tử trong laptop – một bộ phận đóng vai trò rất quan trọng. CPU được cấu thành từ hàng triệu bóng bán dẫn được sắp xếp với nhau trên một bảng mạch nhỏ. Đây chính là nơi chạy các chương trình hiện hành khi laptop làm việc, xử lý các câu lệnh, thực phép tính so sánh và các hoạt động nhập/ xuất dữ liệu theo mã lệnh đã đề ra.
Khi chúng ta làm việc với máy tính trong khoảng thời gian dài, liên tục thực hiện các thao tác sẽ làm cho CPU rơi vào tình trạng làm việc tối đa, làm nhiệt độ CPU laptop quá cao. Để đảm bảo tuổi thọ CPU cũng như laptop thì bạn phải giữ CPU ở nhiệt độ bình thường, vậy nhiệt độ cpu bao nhiêu là tốt?
Nhiệt độ CPU bao nhiêu là tốt?
Nhiệt độ CPU sẽ phụ thuộc vào trạng thái hoạt động của laptop. Có 3 trạng thái hoạt động của CPU chính như sau:
CPU trong lúc nhàn rỗi
Đây là lúc máy tính ở trạng thái nghỉ ngơi, không chạy hay mở bất kỳ một phần mềm hay cửa sổ nào. Nhiệt độ CPU lúc đó sẽ là nhiệt độ lý tưởng
- CPU AMD: nhiệt độ trong lúc nhàn rỗi khoảng từ 30 đến 45 độ C .
- CPU Intel: nhiệt độ trong lúc nhàn rỗi khoảng từ 28 đến 43 độ C.
CPU khi hoạt động bình thường
Nếu bạn đang có thắc mắc nhiệt độ CPU bao nhiêu là bình thường? Thì đây là câu trả lời nhiệt CPU hoạt động bình thường là lúc thực hiện các hoạt động như xem phim, lướt web, sửa video,…Lúc này, ta sẽ đánh giá được hiệu suất chính xác của CPU là bao nhiêu? Cụ thể là:
- CPU AMD: nhiệt độ khi hoạt động bình thường từ 49 đến 68 độ C.
- CPU Intel: nhiệt độ khi hoạt động bình thường từ 47 đến 65 độ C, dưới 80 độ C vẫn là mức hợp lý
CPU trong lúc làm việc tối đa
Nhiệt độ CPU trong lúc làm việc tối đa, hoạt động hết 100% năng suất là nhiệt độ bạn nên đặc biệt quan tâm:
- CPU AMD: nhiệt độ trong lúc làm việc tối đa từ 68 đến 92 độ C.
- CPU Intel: nhiệt độ trong lúc làm việc tối đa từ 66 đến 90 độ C
Nếu nhiệt độ CPU laptop quá cao, CPU có thể tự điều chỉnh hạ nhiệt thông qua giảm xung nhiệt. Tuy nhiên nếu nhiệt độ này tiếp tục tăng trên 100 độ C thì CPU sẽ ngưng hoạt động và máy tính sẽ tự shutdown ngay.
Vậy nhiệt độ CPU khi chơi game bao nhiêu là ổn?
Khi máy tính làm việc, CPU sẽ có một nhiệt độ điều chỉnh tối ưu riêng trong mỗi trạng thái hoạt động. CPU sẽ làm việc tốt nhất ở trạng thái nhiệt độ mát mẻ và ổn định. Vì vậy để việc chơi game trở nên mượt mà và không bị gián đoạn bạn nên chú ý giữ nhiệt độ CPU ở mức ổn định.
Nguyên nhân khiến nhiệt độ CPU laptop quá cao
Mỗi laptop với mỗi cấu hình CPU khác nhau và một nhiệt độ CPU giới hạn riêng.Tuy nhiên để khiến tăng nhiệt độ CPU laptop quá cao thì thường có các nguyên nhân chính sau:
- Máy tinh đã mua lâu ngày và hệ thống làm mát máy tính đã cũ, làm việc không hiệu quả
- Laptop không được kiểm tra và vệ sinh định kỳ nên không phát hiện các trường hợp hư hỏng trong thiết bị làm mát hay bụi bám vào lỗ thoát nhiệt,..
- Bộ nguồn điện của laptop bị cũ hay hỏng không cung cấp điện năng đủ khi làm việc
- Quạt tản nhiệt bị mắc và không hoạt động bình thường khi đặt để laptop trên chăn gối
- Laptop phải chạy và xử lý cùng lúc các phần mềm nặng từ đó yêu cầu điện năng tiêu thụ lớn gây gia tăng nhiệt độ
Cách phát hiện và kiểm tra nhiệt độ CPU Win 10
Hiện nay, bạn có kiểm tra nhiệt độ CPU Win 10 thông qua BIOS/ÙEI tuy nhiên đây là cách không hiệu quả và sẽ không theo dõi đúng nhiệt độ CPU liên tục. Để có thể theo dõi nhiệt độ CPU thường xuyên và chính xác, ta có thể dùng các phần mềm hỗ trợ miễn phí trên thị trường như Core Temp hay HWmonitor. Việc sử dụng các phần mềm tích hợp trong laptop sẽ giúp phát hiện nhanh khi nào nhiệt độ CPU laptop quá cao và xử lý
Hướng dẫn cách giảm nhiệt độ CPU
Để giảm nhiệt độ CPU, giúp CPU trở về nhiệt độ hoạt động bình thường thì bạn có thể tham khảo các cách sau:
- Nếu phát hiện tình trạng nhiệt độ CPU laptop quá cao thì hãy tạm thời dừng làm việc khoảng 5 phút để các cánh quạt tản nhiệt làm việc hiệu quả hơn, từ đó sẽ giúp giảm nhiệt độ CPU
- Dùng các biện pháp can thiệp bên ngoài như bôi keo tản nhiệt cho laptop, vệ sinh bộ phận tản nhiệt và cánh quạt thường xuyên,…
- Khi bộ phận quạt tản nhiệt có triệu chứng hư thì hãy đem đi kiểm tra và thay thế ở các trung tâm sửa chữa máy tính uy tín
Tổng hợp 8 công cụ kiểm tra stress CPU
Khi laptop làm việc tối đa sẽ gây ra hiện tượng stress CPU, làm nóng CPU nhanh chóng. Sau khi biết được nhiệt độ CPU bao nhiêu là tốt, bạn nên tìm cách để kiểm tra stress CPU để tìm hướng giải quyết
- Prime95
Prime95 hỗ trợ một loạt hệ điều hành như Windows, Linux, Mac và FreeBSD
- Novabench:
Novabench với ưu điểm nhanh về tốc độ, đã trở thành một công cụ được các công ty lớn thường sử dụng để thực hiện nhiều bài kiểm tra CPU tải nặng
- CPUX
CPUX sẽ cung cấp cho bạn một bài kiểm tra stress test mạnh mẽ và đánh giá, xếp hạng hệ thống của bạn
- HeavyLoad
Đây là phần mềm của nhà Jam Software. HeavyLoad có thể giúp máy tính ở trong tình trạng hoạt động hết công suất
- Geekbench 4 (Mac)
Tương tự, Geekbench 4 (Mac) thực hiện một loạt các bài kiểm tra load test cho bạn
- AIDA64
Được đánh giá là một công cụ rất mạnh, giúp phân tích bộ nhớ đa luồng và kiểm tra hiệu năng bộ nhớ cache.
- Stress-ng
Nếu bạn đang dùng Linux thì hoàn toàn có thể sử dụng Stress-ng. Ứng dụng cung cấp các bài kiểm tra stress test CPU cụ thể bao gồm kiểm tra khả năng xử lý dữ liệu (floating point), integer, thao tác bit và luồng điều khiển.
- Overclock Checking Tool
Ra đời vào năm 2013, Overclock Checking Tool thực hiện hay riêng mỗi bài kiểm tra thay vì kết hợp tất cả các kết quả thành một
Hy vọng với những chia sẻ rất cụ thể trên đây về CPU, bạn đã tìm được câu trả lời đầu tiên nhiệt độ CPU bao nhiêu là tốt. Nếu bạn cần hỗ trợ thêm về thông tin và sửa chữa laptop bị nóng CPU hãy liên lạc ngay với chúng tôi
Xem thêm: